DU LỊCH SÔNG MEKONG 2 NGÀY 1 ĐÊM

Du lịch Miền Tây giá rẻ hằng ngày:
Du Lich Mỹ Tho - Tiền Giang - Bến Tre - Cần Thơ Chợ Nổi, Du lich Miền Tây 2 Ngày, Chương trình tham quan du lich Miền Tây:

MỸ THO - BẾN TRE - CẦN THƠ - CHỢ NỔI
( 2 ngày 1 đêm - Ô Tô)

Ngày 1: Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ

Xe khởi hành từ Sài Gòn đến Mỹ Tho (khoảng 1 giờ 30 phút). Quý khách sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng lúa dọc hai bên đường và ngắm nhìn sông Vàm Cỏ Đông và thành phố Long An. Đến Mỹ Tho, quý khách lên tàu đi du lịch sông Tiền, ngắm cảnh bốn cù lao Long, Lân, Qui, Phụng. Thuyền chạy dọc theo bè cá nổi để du khách tìm hiểu cách nuôi cá trên sông của người dân địa phương và ngắm nhìn cầu Rạch Miễu.
Đến cù lao Thới Sơn (cồn Lân) du khách tản bộ trên con đường làng, tham quan nhà dân, và vườn cây ăn trái, thưởng thức các loại trái cây theo mùa và nghe đàn ca tài tử Nam Bộ. Đến tham quan trại nuôi ong mật, thưởng thức trà mật ong chanh. Sau đó  dùng Xuồng chèo len lỏi vào rạch nhỏ ngắm nhìn 2 hàng dừa nước thiên nhiên và phong cảnh đơn sơ của miệt vườn.
Trở ra thuyền lớn, xuôi theo dòng Sông Tiền, thuyền sẽ đưa quý khách đến tỉnh Bến Tre để tham quan lò kẹo dừa đặc sản của Bến Tre, lò bánh tráng ở xã Tân Thạnh
Sau đó, thuyền tiếp tục đưa khách đi sâu vào con rạch Tân Thạnh đến nhà hàng và dùng cơm trưa, nghỉ ngơi.
Sau bữa trưa, quý khách có thể dùng Xe đạp chạy trên con đường làng hòa mình cùng với cuộc sống của người dân địa phương, tận hưởng cảnh đẹp của vùng đất xứ dừa.
Trở lại thuyền về Mỹ Tho lúc 3h chiều
quý khách sẽ lên xe đi tiếp qua Cần Thơ, nhận phòng khách sạn và tự do tham quan thành phố vào buổi tối.


Ngày 2: Cần Thơ - Cái Răng - Phong Điền - Sài Gòn

Đi lên xuồng thong thả dạo cảnh miền quê và hạ nguồn sôngCửu Long, sau đó đến chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, là 2 địa điểm sầm uất nhất của vùng. Sau đó thăm các làng địa phương, giao lưu với dân bản địa. Quý khách tiếp tục tham quan chợ Cần Thơ sôi động và tấp nập. Trên đường về Sài Gòn, quý khách sẽ được dừng chân ghé qua chợ Vĩnh Long và Rừng Tràm, khu căn cứ của Việt Cộng trong thời kháng chiến.


>>> Xem thêm tour dành cho khách vip : tour đường sông sài gòn mỹ tho

Bao gồm: Xe máy lạnh điều hòa, Hướng dẫn viên, phí đi tàu xuồng, bữa trưa, vé vào chợ, trà và trái cây, phòng khách sạn (2 người 1 phòng đôi)
Không bao gồm:  Đồ uống khác và chi phí cá nhân.

AsiaLotusTravel
Hotline: 028.3758 1056 – 0985.56.55.89
Hướng Dẫn các bước Đặt Tour/ Mua Tour:
Bước1 
Bước2 
Bước 3 
Bước 4 
Bước 5 
Bước6 
Tổng hợp thông tin về nhóm/ đoàn khách của bạn
Liên hệ chúng tôi email/ Tel yêu cầu/ tour sơ bộ

2 bên trao đổi email/ Tel để chọn chương trình phù hợp nhất
Xác nhận chương trình cuối cùng, thanh toán/ đặt cọc cho tour
Khởi hành tour cùng phiếu du lịch đã được xác nhận đăng ký

Tận hưởng chuyến du lịch của bạn. Khám phá & thưởng thức.

Quy trình đặt vé và điều kiện thanh toán:
Kiểm tra chổ: Gọi điện thoại đến số 08.3758 1056
Cung cấp thời gian tham gia tour mong muốn (ngày đi và ngày về)
Cung cấp họ và tên.
Thanh toán: 2 hình thức
Tiền mặt tại văn phòng công ty. 
Chuyển tiền vào tài khoản của chúng tôi chi tiết như sau:
Cty TNHH TMDV HOA SEN CHÂU Á  
Chủ Tài Khoản: Đoàn Duy Phong – Giám Đốc
Số tài khoản 007.100.520.5354  tại ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hồ Chí Minh.
Nhận vé: Vé xác nhận(Booking Tour) sẽ được chuyển đến quý khách qua đường bưu điện hoặc email, Fax.
Kiểm tra và xác nhận lại vé.
Chúc quý khách chuyến tham quan du lịch vui vẻ!

Du Lich Đường Sông: Dự án buýt đường sông bao giờ thực hiện?

Dự án “buýt đường sông”: Bao giờ thành hiện thực?
(HNM) - Phát triển hệ thống "buýt đường sông" nhằm san sẻ gánh nặng cho giao thông đường bộ được xem là một giải pháp hết sức cần thiết tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc triển khai dự án này hiện vẫn mới chỉ dừng ở ý tưởng.
Vẫn chỉ là ý tưởng

Ý tưởng xây dựng các tuyến vận tải hành khách công cộng đường sông ("buýt đường sông") có từ năm 2001, do Sở Giao thông công chính (nay là Sở GTVT) đề xuất, tuy nhiên đến nay vẫn không thực hiện được vì cơ sở hạ tầng, phương tiện, bến bãi, quy hoạch tổng thể bố cục không gian… chưa phù hợp. Cuối năm 2010, Công ty TNHH Thường Nhật đề xuất thí điểm mở 2 tuyến canô buýt, mỗi tuyến dài 11km, thời gian di chuyển 30 phút. UBND TP đã chấp thuận và giao các đơn vị liên quan khảo sát, lập dự án, chậm nhất ngày 31-12-2011 phải hoàn thành. UBND TP cũng yêu cầu Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco - đơn vị trực thuộc UBND TP) phối hợp cùng Công ty TNHH Thường Nhật nghiên cứu, thực hiện dự án.
Canô buýt của Công ty TNHH Thường Nhật đưa đón nhân viên một số doanh nghiệp làm việc tại Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, cho biết: "Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các địa phương để hình thành các bến đón trả khách. Tuy nhiên, việc tìm vị trí rất khó khăn bởi phần lớn mặt bằng bờ sông, kênh rạch đã bị lấn chiếm từ nhiều năm nay". Lãnh đạo Samco thì cho rằng, để triển khai dự án, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng, trợ giá vé và giải tỏa mặt bằng. "Ngoài ra, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng để kết nối giữa đường bộ và đường sông hầu như không có, nếu đưa "buýt đường sông" hoạt động khó thu hút khách. Trên thực tế, một doanh nghiệp tư nhân không thể cáng đáng nổi nếu không có sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền" - ông Toản nêu rõ.

Ông Phan Công Bằng, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy (Sở GTVT TP), cũng cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn vay, trợ giá nhiên liệu, giá vé, miễn giảm thuế... để bảo đảm quyền lợi hài hòa giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Bởi, nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, doanh nghiệp sẽ khó thực hiện.

Nhiều lợi thế 

TP Hồ Chí Minh có 112 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài gần 1.000km; trong đó tuyến đường thủy nội địa dài 574,1km. Khảo sát sơ bộ cho thấy có khả năng thu hút hành khách từ các khu vực dân cư dọc các tuyến sông đi lại bằng phương tiện thủy và kết nối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 

Hiện, Công ty Thường Nhật đã ký hợp đồng đưa đón nhân viên một số doanh nghiệp tại Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) bằng đường thủy, xuất phát từ Công viên Bạch Đằng (quận 1) với 8 tàu canô buýt, sức chở 20 người/tàu. Tuy giá vé hơi cao (dao động từ 2 đến 8 USD), nhưng đi canô buýt rút ngắn đáng kể thời gian (chỉ gần 1 giờ so với 3-4 giờ nếu đi đường bộ). Chị Nguyễn Thị Diệp Anh, nhân viên một công ty đóng tại Nhơn Trạch, cho biết, dù chi phí hơi cao nhưng đi lại rất an toàn, không khí trong lành, cảm giác như đang đi du lịch, tạo sự thoải mái trước khi làm việc và đặc biệt là rút ngắn thời gian đi lại rất nhiều.

Theo Công ty TNHH Thường Nhật, dự kiến kinh phí thực hiện dự án "buýt đường sông" khoảng hơn 100 tỷ đồng, trong đó 70% là vốn vay, gồm 2 tuyến. Tuyến số 1 lộ trình từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa đi tiếp ra sông Sài Gòn đến khu vực Linh Đông (quận Thủ Đức), dài khoảng 11km, có 10 bến, thời gian khoảng 29 phút; tuyến số 2 cũng xuất phát từ bến Bạch Đằng theo sông Sài Gòn ra kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ đến khu vực quận 8 gần cầu Lò Gốm trên đường Võ Văn Kiệt, dài khoảng 11km, có 7 bến, hành trình khoảng 30 phút, dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau khi hoàn thành dự án nạo vét và cải tạo kênh Tàu Hủ. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư 8 tàu sức chứa 80 ghế/tàu. Nếu hoạt động 50% công suất, mỗi ngày 2 tuyến này vận chuyển gần 5.000 khách, đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân. "Buýt đường sông" hoạt động từ 7h sáng đến 18h chiều hằng ngày với 3 loại hình: "buýt" cắm cờ xanh đi qua tất cả các bến, "buýt" cắm cờ vàng chỉ đi qua 1/2 số bến và "buýt" cắm cờ đỏ chỉ dừng ở hai đầu trạm. Chắc chắn giá vé "xe buýt" đường thủy cao hơn đường bộ do tiêu hao năng lượng lớn hơn, chưa kể chi phí bảo trì bảo dưỡng... tuy nhiên nếu được Nhà nước hỗ trợ thì giá vé chỉ dao động 10.000-15.000 đồng/lượt. 

Theo các chuyên gia, nếu thu hút được người dân sử dụng "buýt đường sông" thay phương tiện giao thông cá nhân đường bộ, mỗi ngày TP sẽ tiết kiệm gần 1,5 triệu USD (do nạn kẹt xe gây ra). Ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở GTVT nhận định, ngoài việc giảm áp lực cho giao thông đường bộ, rút ngắn thời gian và quãng đường đi, tạo sự kết nối, hoàn thiện và đa dạng hóa dần cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông… "buýt đường sông" còn giúp phát triển du lịch sông ngòi, kênh rạch TP, đặc biệt là khơi dậy vẻ đẹp và giá trị văn hóa lịch sử "trên bến dưới thuyền" của vùng đất Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh.

Hà Tuấn
Du Lich Duong Song

Du Lich Đường Sông: dự án đường sông Sài Gòn

Du Lịch Đường Sông:

Dự án buýt đường sông - Chủ đầu tư chưa có ý định tạm dừng dự án
SGTT.VN - Ngày 4.2, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Kim Toản, giám đốc công ty Thường Nhật, chủ đầu tư dự án nói: Dự án buýt đường sông được thai nghén từ nhiều năm và đã được UBND thành phố chấp nhận cho nghiên cứu. Chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức và tiền của nên chưa khi nào có ý định tạm dừng dự án.
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, chậm nhất ngày 31.12.2011 công ty phải trình thành phố xem xét thông qua dự án đầu tư hai tuyến buýt đường sông, trong đó có tuyến Tàu Hũ – Bến Nghé chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt. Vậy đến nay công ty đã báo cáo thành phố?


Cho thuê cano sài gòn

Hai tuyến buýt đường sông mà công ty Thường Nhật đang lập dự án có tổng cộng 16 bến các loại, trong đó có 4 bến trung tâm và 12 bến nhỏ. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa có vị trí để thành lập bến cho hành khách lên xuống. Do đó chưa thể báo cáo thành phố được. Nếu thành phố không hỗ trợ vị trí thành lập bến bãi, không hỗ trợ giá vé thì tôi tin chắc không chỉ doanh nghiệp của tôi mà bất kỳ doanh nghiệp nào (kể cả Nhà nước) cũng không dám tham gia vì cầm chắc lỗ.
Hai tuyến buýt đường sông Thường Nhật đang nghiên cứu
Theo phương án sơ bộ mà công ty Thường Nhật phác hoạ, buýt trên sông sẽ được chia ra làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 thí điểm thực hiện với hai tuyến sau đây:
Tuyến 1: có chiều dài khoảng 25km, bắt đầu từ An Lộc, An Hoà – Bình Lợi, Thanh Đa – sông Sài Gòn – kinh Tẻ – rạch Ông Lớn – rạch Đĩa – rạch Rơi – sông Phú Xuân. Lộ trình dự kiến tuyến này được chia ra thành ba đoạn. Mỗi đoạn dự kiến có sáu trạm dừng đón khách. Tuyến 2: từ Bến Nghé đến Tàu Hũ với tổng chiều dài khoảng 12km, sáu trạm dừng đón khách. Để thực hiện các tuyến thí điểm, nhà đầu tư sẽ phải xây dựng bốn bến hành khách trung tâm, mỗi lộ trình đầu tư bốn chiếc tàu, thời gian khởi hành cách 15 phút/chuyến trong giờ cao điểm.
Đ.L
Nếu không có các bến dọc theo lộ trình, tàu chỉ có thể chạy từ đầu tuyến đến cuối tuyến thì lấy đâu ra khách. Mà để có các bến dọc theo lộ trình thì chỉ có thành phố mới làm được. Lãnh đạo sở GTVT đã nói “hầu hết đất dọc các tuyến sông, kênh, rạch đều đã có chủ và phần lớn là đất thuộc quyền sử dụng của tư nhân. Do đó, dự án này chỉ khả thi khi Nhà nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng giao thông”.
Được biết, mới đây UBND thành phố đã giao cho tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) nghiên cứu lập dự án mở tuyến buýt đường sông. Việc này có ảnh hưởng đến dự án các tuyến buýt đường sông của công ty?
Samco được thành phố giao nghiên cứu tuyến buýt đường sông với lộ trình chạy dọc kênh Tàu Hũ – Bến Nghé đến cảng Phú Định. Lộ trình đó sẽ trùng lắp với tuyến buýt đường sông số 2 (từ bến Bạch Đằng chạy dọc kênh Tàu Hũ - Bến Nghé – PV) của Thường Nhật. Tôi nghĩ, chính vì vậy nên sở GTVT thành phố đã đề nghị Thường Nhật phối hợp với Samco cùng thực hiện dự án. Tuy nhiên, dù có Samco tham gia cùng Thường Nhật mà không được thành phố hỗ trợ những khó khăn nêu trên thì dự án cũng không thể triển khai.
Trao đổi với chúng tôi vào ngày 5.2, ông Lê Văn Pha (phó tổng giám đốc Samco) cũng nói: Không được hỗ trợ chúng tôi cũng không dám làm!
Tương tự như công ty Thường Nhật, ông Lê Văn Pha cho rằng, đầu tư buýt đường sông khó gấp nhiều lần buýt đường bộ. Do đó, dù là doanh nghiệp nhà nước, Samco cũng không thể thực hiện nếu không được sự hỗ trợ của thành phố về giá vé cũng như đất đai dọc hai bên bờ sông, kênh, rạch để xây dựng bến bãi như Thường Nhật yêu cầu. Hơn nữa, Samco chưa có kinh nghiệm về loại hình vận tải buýt đường sông nên chuyện đầu tư phải được tính toán thật kỹ trước khi quyết định.
ĐÀO LÊ (THỰC HIỆN)
Du Lich duong song

Du Lich Đường Sông: đi làm bằng taxi, buýt trên sông

Du Lịch Đường Sông:
Đi làm bằng taxi, buýt đường sông
SGTT.VN - Những chuyến taxi, buýt trên sông Sài Gòn đa phần là chở nhân viên các công ty đi làm. Dịch vụ đưa rước nhân viên từ Sài Gòn ra công ty làm việc được các hãng vận tải đường thuỷ cung cấp.
Cư dân nước ngoài ở quận 2, chọn đi bằng đường sông để tới nơi làm việc ở khu trung tâm.
Nhân viên công ty đang xuống một chuyến buýt sông.
Di chuyển đường sông tiết kiệm khá nhiều thời gian so với đường bộ, ví dụ như đi từ bến Bạch Đằng đến Nhơn Trạch chỉ mất 40 phút so với 2 giờ 30 phút đường bộ, chưa kể đường bộ vào giờ cao điểm kẹt xe. Những công ty đưa rước nhân viên bằng taxi đường sông hoặc có trụ sở nằm ven sông Nhơn Trạch hoặc đang có công trình ven sông thuộc quận Thủ Đức.




PHAN QUANG (THỰC HIỆN)

Du Lich Duong Song

Du Lịch Đường Sông Sài Gòn

Khám phá du lịch đường sông sài gòn, tour du lịch đường sông sài gòn, trãi nghiệm thú vị
Bỏ lại sau lưng những tòa nhà sừng sững và phố xá ồn ào đầy khói bụi, chúng tôi rời bến Bạch Đằng trên hai chiếc canô ngược sông Sài Gòn hướng ra Củ Chi. Trời trong, nắng nhạt, canô lướt nhẹ trên mặt nước tạo cảm giác bồng bềnh, phấn chấn.

 tour du lịch đường sông sài gòn vòng quanh bán đảo Thanh Đa, canô lướt qua dạ cầu Bình Triệu, Bình Phước rồi qua Phú Long. Lục bình giăng khắp mặt sông, hai bên bờ trải dài những vườn cây ăn trái xanh ngắt. Tiếp đến là Lái Thiêu với quang cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền.

Các ghe thương hồ bận rộn vận chuyển lu khạp, chậu kiểng, chén bát từ các lò gốm lên thuyền đợi nước ròng, xuôi về TP.HCM rồi rẽ qua kênh Tẻ - kênh Đôi xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hoặc sang tận Campuchia.


Trãi nghiệm du lịch đường sông

Điểm dừng chân đầu tiên của du lịch đường sông sài gòn là ngôi nhà ông Trần Văn Hổ - đốc phủ sứ thời Pháp thuộc - nằm trên đường Bạch Đằng, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Công trình kiến trúc cổ theo dạng chữ đinh bằng gỗ quý được gia công, chạm trổ tinh xảo.

>>>>> Du khách xem: tour du lịch đường sông Sài Gòn





Dạo một vòng thị xã, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia khác không thể bỏ qua là Hội Khánh cổ tự, tọa lạc trên lưng đồi giữa hàng cây cao bóng cả với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 52m, đã được Trung tâm Sách kỷ lục trao quyết định xác lập tượng Phật nằm lớn nhất VN...

Không như vùng hạ lưu lúc nào cũng đông đúc tàu thuyền, đường lên thượng nguồn sông Sài Gòn, nhất là đoạn vào địa phận Củ Chi càng lúc càng vắng vẻ. Thỉnh thoảng lại bắt gặp đàn cò trắng sải cánh giữa trời mây bồng bềnh. Cảnh vật thiên nhiên mộc mạc, yên bình.



Xế trưa canô băng ngang khu di tích địa đạo Bến Đình và không lâu sau đó đã cặp bờ di tích địa đạo Bến Dược. Nhìn mái đền Bến Dược mang dáng dấp kiến trúc đền đài cổ xưa cùng tháp chính vươn cao giữa bầu trời xanh, ai cũng vui bởi đã hoàn thành “sứ mệnh” khai phá tuyến du lịch trên sông bấy lâu còn bỏ ngỏ.

Chiều về, vẫn con nước ngầu đục, vẫn những đám lục bình trôi dập dềnh, những chiếc cầu bêtông đồ sộ ầm ì xe chạy trên đầu... nhưng cảnh vật đã đổi khác: ghe thuyền thong dong gác máy, trên bờ đê trẻ em đua nhau thả diều, từng đàn chim cò thong thả bay về phía rặng dừa xa xa. Mặt trời tựa khối cầu lửa đang chìm dần dưới dòng sông.
Một ngày du lịch đường sông sài gòn, dù còn “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng cũng để chúng tôi ngộ ra bao điều mới lạ, đặc biệt tiềm năng du lịch vùng đất Thủ Dầu Một vốn được cho là khó thu hút du khách.

DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG

DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG SÀI GÒN

Du Lịch Đường Sông Sài Gòn

Khám phá du lịch đường sông sài gòn , tour du lịch đường sông sài gòn, trãi nghiệm thú vị Bỏ lại sau lưng những tòa nhà sừng sững ...

VIDEO CLIP DU LỊCH SÔNG SÀI GÒN

Tìm kiếm Blog này